Lý do vì sao người dân gửi tiền vào các ngân hàng lớn mặc dù lãi suất thấp

Lãi suất thấp, tại sao người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng lớn?

Theo các chuyên gia, lãi suất không phải yếu tố quyết định việc gửi tiền của người dân.


Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG), 10 tháng đầu năm 2017 có hiện tượng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, nếu so với chỉ số đầu năm, huy động vốn toàn hệ thống đã tăng 12% về giá trị. Khoản tiền gửi của khách hàng tăng 11,5% so với đầu năm và huy động vốn cũng tăng khá mạnh, trong đó huy động ngoại tệ tăng 3,7% và huy động VNĐ tăng 13%.


Ngân hàng lớn, lãi suất thấp
 

So sánh cùng ở mức lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân kỳ hạn ngắn dưới một năm tại một số ngân hàng hiện nay, hầu hết ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank... đều có mức lãi suất thấp hơn nhiều so với những ngân hàng thương mại khác.

Cụ thể, dải lãi suất kỳ hạn ngắn của Vietcombank hiện nay thuộc hàng thấp nhất hệ thống khi người dân gửi tiền vào nhà băng này từ 1-12 tháng chỉ nhận được mức lãi suất 4,2-6,5%/năm tương ứng.

Lãi suất tiếp kiệm trung và dài hạn tại đây cũng không quá mức 7%/năm. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tại BIDV không vượt quá 6,9%/năm, tại Vietinbank nhỉnh hơn một chút là 7%/năm.

Trong khi đó, nhiều nhà băng cỡ vừa và nhỏ khác như NCB, OCB, TPBank đưa ra mức lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 1 năm tối đa lên tới 7,4-7,7%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đều có mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 1 năm tối đa vượt trên 7%/năm.

 

Người dân vẫn đổ tiền vào ngân hàng lớn


Thống kê tại các ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017 hiện nay, hầu hết đều ghi nhận tăng trưởng dương duy nhất Techcombank ghi nhận khoản tăng trưởng huy động tiền gửi của khách hàng giảm so với đầu năm.


Cụ thể, tính đến hết ngày 30/9, tổng tiền gửi của khách hàng tại nhà băng này đạt hơn 166.300 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu.

Trong khi đó, tại một số nhà băng 9 tháng đầu năm duy trì mức tăng trưởng tiền gửi của khách hàng dương 2 con số như SCB. Nhà băng này có đà tăng trưởng tiền gửi lên tới 20%, nhóm nhà băng quốc doanh bao gồm BIDV, VietinBank cũng sở hữu đà tăng tiền gửi lần lượt 13%; 11% và gần 17% tại Vietcombank.

Xét về tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn nhóm nhà băng quốc doanh không phải là nhóm có tốc độ cao nhất. Tuy nhiên, đây lại là nhóm có giá trị lượng tiền gửi tăng mạnh nhất.

Theo đó, chỉ 9 tháng đầu năm, khoản tiền gửi vào Vietcombank đã tăng hơn 97.500 tỷ đồng. Tương tự, tại BIDV khoản này cũng tăng 97.000 tỷ đồng và tại Vietinbank là gần 70.000 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với các nhà băng khác trong hệ thống.

Hiện tại, BIDV vẫn đang là ngân hàng thương mại có lượng tiền gửi của người dân nhiều nhất lên tới hơn 823.000 tỷ đồng, tiếp theo là 2 ngân hàng cùng nhóm là VietinBank với gần 725.000 tỷ đồng tiền gửi của người dân tại đây, và hơn 688.000 tỷ đồng tại Vietcombank.

Song song với khoản tiền gửi tăng mạnh, trong 9 tháng đầu năm dư nợ tín dụng các nhà băng cũng tăng trưởng rõ rệt. Techcombank vẫn là cái tên có khoản cho vay giảm gần 4% sau 9 tháng đạt gần 137.400 tỷ đồng.

Nhà băng có tốc độ cho vay tăng nhiều nhất chính là TPBank với đà tăng trưởng tín dụng gần 22%. VIB, OCB, LienVietPostBank và KienlongBank cũng là những nhà băng có đà tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 19-20%.

 

Lãi suất không phải yếu tố quyết định
 

Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm ngân hàng có tốc độ gia tăng tiền gửi lớn nhất thường tập trung vào nhóm ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh dù đây không phải nhóm ngân hàng mức lãi suất tiền gửi cao so với hệ thống.

“Ngân hàng đầu tiên nghĩ tới khi có ý định gửi tiền là những ngân hàng của Nhà nước, tuy lãi suất thấp hơn nhưng vì là của Nhà nước nên sẽ an toàn hơn”, anh Trọng Hiếu, một khách hàng gửi tiền cho biết.

Trong khi đó chị Thu Trang (29 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết từ trước đến nay chị đều mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng Vietcombank, dù mức lãi suất tiết kiệm của Vietcombank thấp nhất hệ thống hiện nay. Nhưng chị Trang cho rằng gửi tiền tại nhà băng này bên cạnh uy tín và độ an toàn cao, hệ thống phòng giao dịch, chi nhánh của Vietcombank nhiều rất dễ cho việc giao dịch của chị.

Từng chia sẻ với Zing.vn, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho biết đối với đại bộ phận người dân gửi tiền ngân hàng, lãi suất không phải là yếu tố quyết định.

“Khi có tiền mang đi gửi ngân hàng, điều đầu tiên người dân sẽ nghĩ tới là gửi tiền vào nơi nào an toàn nhất, sau đó mới so sánh đến lãi suất ở đâu cao hơn”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Theo vị chuyên gia này, những nhà băng lớn ngoài việc đã xây dựng được uy tín, thương hiệu tốt thì còn có lợi thế là quy mô chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn. Bên cạnh, là tâm lý chung của người dân khi cho rằng gửi tiền tại ngân hàng do Nhà nước nắm giữ vốn sẽ an toàn hơn so với ngân hàng thương mại tư nhân.

 

Theo Zing.vn


Liên hệ đội ngũ tư vấn và làm hồ sơ:

 

0934974990 Ms. Thơ